Nội dung này nêu tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9,ĐềxuấtkéodàithờigiangiảmthuếVATtớigiữanăbet168 được Văn phòng Chính phủ thông báo ngày 5/10.
Theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đạt 4,24%, riêng quý III tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đối diện nhiều thách thức trước diễn biến phức tạp, khó lường của thế giới. Ba động lực tăng trưởng, gồm xuất khẩu, đầu tư công và tiêu dùng vẫn là ưu tiên trong điều hành của Chính phủ để phấn đấu đạt tăng trưởng mức cao nhất năm nay.
Bộ Tài chính được yêu cầu bảo đảm thu ngân sách đạt dự toán Quốc hội giao; có biện pháp chống thất thu thuế. Bộ này cũng được giao rà soát, để trình Quốc hội kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT tới giữa năm 2024, thay vì kết thúc cuối năm nay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Nội dung này cần được báo cáo Thủ tướng trước ngày 7/10 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Thuế VAT đã giảm 2% từ 1/7 với hàng hoá, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% và kéo dài tới hết năm nay, theo Nghị quyết của Quốc hội. Khác với các loại thuế khác, VAT có đặc điểm quan trọng là gánh nặng thuế được chia sẻ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, nên khi giảm, cả hai đối tượng này sẽ cùng được hưởng lợi.
Tại phiên họp Chính phủ hôm 30/9, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng từng đề nghị kéo dài thời gian giảm thuế VAT tới giữa năm 2024 vì kinh tế vẫn khó khăn. Việc này nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận, sẽ giúp người dân tiết kiệm được một khoản chi phí trong chi tiêu, sinh hoạt, và mang lại tác động tâm lý, giúp kích cầu, tăng tiêu dùng.
Cũng theo Nghị quyết phiên họp, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng trước 20/10 về hướng xử lý, tháo gỡ vướng mắc khi chuyển nhượng vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VietnamAirlines) tại hãng hàng không Pacific Airlines.
Bộ này cũng được giao nghiên cứu giảm 50% phí, lệ phí hoặc thu phí 0 đồng với dịch vụ công trực tuyến tới hết năm 2025.
Với Bộ Công Thương, Chính phủ lưu ý có giải pháp cung ứng để không thiếu điện, xăng dầu và sớm trình cấp có thẩm quyền cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).